ĐẠI TIỆC TỨ PHỦ THÁNG 8 HÀNG NĂM MANG Ý NGHĨA GÌ?

Bởi chokienthuc

ĐẠI TIỆC TỨ PHỦ THÁNG 8 HÀNG NĂM MANG Ý NGHĨA GÌ?

Dân gian có câu “Tháng 8 tiệc cha – tháng 3 tiệc mẹ”. Đây là câu tục ngữ cổ của người dân vùng Sơn Nam Hạ nhằm để tôn danh Đức Đại Vương Trần Triều tức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Sinh thời, ông là nhà quân sự thiên tài với ba lần cầm quân đánh đuổi giặc Mông – Nguyên, ông được phong chức Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Tương truyền, sau khi mất, ông hiển Thánh (Đức Thánh Trần) và được nhân dân thờ cúng ở các đền Kiếp Bạc (Hải Dương), Bảo Lộc (Ninh Bình), Đồng Bằng (Thái Bình) và nhiều nơi trên đất nước. Và nữ Thần là Mẫu Liễu Hạnh tức công chúa Quỳnh Hoa để hai bên Thanh Đồng và Tứ Phủ tương xứng nhau. Nhân dân tôn vinh Trần Hưng Đạo là cha, Liễu Hạnh là mẹ; ngày giỗ của hai vị trở thành những lễ hội dân gian vừa trang nghiêm, vừa vui vẻ.

Ảnh ban thờ Mẫu được trang hoàng bằng những vật phẩm gốm sứ 

20/8 ÂM LỊCH – NGÀY GIỖ ĐỨC THÁNH TRẦN

Trong văn hóa đạo Mẫu, tháng 8 Khánh tiệc Đức Thánh Trần (giỗ Cha) từ lâu đã trở thành nét đẹp tâm linh, mang bản sắc dân tộc cần được lưu truyền và gìn giữ. Khi cái nắng hanh vàng của mùa thu trải dài trên những cánh đồng lúa chín cũng là lúc người dân bản địa cùng du khách thập phương lại tưng bừng với lễ hội tiệc cha tại những ngôi đền vùng châu thổ sông Hồng. Hồn cốt của văn hóa dân gian với những câu ca ngọt ngào say đắm và những lễ hội trao truyền tiếp nối qua bao đời đã trở thành một phần không thể thiếu đối với mỗi người dân nơi đất tổ. Ðặc biệt, trong nét văn hóa ấy là tín ngưỡng tâm linh một lòng thành kính hướng về Ðức Vua Cha.

Vào những ngày này, tại những ngôi đền, miếu điện, người ta thường bày tỏ lòng tôn kính và sự biết ơn bằng cách dâng lên hoa thơm, trái ngọt. Và đồ thờ cúng là những vật phẩm không hề thiếu trên ban thờ vua cha .

Ảnh ban thờ Mẫu được trang hoàng bằng những vật phẩm gốm sứ 

TẠI SAO CHÚNG TA THƯỜNG THẤY ĐỒ THỜ BÁT TRÀNG XUẤT HIỆN TẠI NHỮNG NGÔI ĐỀN – MIẾU – PHỦ?

Bát Tràng từ lâu đã được nhiều người biết đến là thủ phủ của đồ gốm sứ. Nơi đây hội tụ rất nhiều những loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhưng đồ thờ lại chiếm số lượng lớn bởi độ tinh tế, sắc nét và cả sự am hiểu về phong tục thờ cúng của người dân làng nghề. Từ những khâu chọn đất cho đến khâu cẩn họa rồi cuối cùng là nung ở nhiệt độ cao, tất cả các bước đều được những người thợ tỉ mỉ để cho ra những sản phẩm mà chúng tôi lấy chất lượng làm tiêu chuẩn. 

Ảnh ban thờ được trang hoàng lộng lẫy bằng những vật phẩm gốm sứ

Tại Đồ thờ men lam – một tên thương hiệu tăng trưởng của xưởng gốm sứ Cương Duyên, với 30 năm kinh nghiệm tay nghề trong nghề, nghệ nhân Phạm Duy Cương đã không ngừng học hỏi và đã pha chế thành công xuất sắc ra dòng men Lam mang chiều sâu, sắc nét theo lối đồ sứ ký kiểu cung đình Huế. Chính sắc men Lam cổ xưa ấy đã làm nên tên tuổi cho những loại sản phẩm thờ cúng nơi đây. Không ít người đã tìm về tận nơi chế tác đặt mua rất nhiều vật phẩm thờ để cung tiến tại những ngôi đền hay thậm chí còn sắm sửa cho chính điện mà họ đang thờ. Chính sự tin yêu của những vị người mua mà chúng tôi lấy đó làm động lực để ngày càng cố gắng nỗ lực tăng trưởng hơn nữa và chứng minh và khẳng định chỗ đứng của mình trên thương trường .

————-

CƯƠNG DUYÊN BÁT TRÀNG

𝑆𝑢̛́ 𝐻𝑎̣𝑛𝑔 𝑆𝑎𝑛𝑔 – 𝐿𝑎𝑚 𝐻𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑇ℎ𝑜𝑎̣𝑖

🎯 Website: www.dothomenlam.com/

🎯 Hotline: 0968 505 268

🎯 Hệ thống chi nhánh:

▪ Lô A51 KCN Bát Tràng – H.Gia Lâm – TP. Hà Nội

▪ Showroom Nhà cây Gốm sứ: K28-29-30

▪ Cửa hàng Số 16 đường Chợ Gốm Bát Tràng

▪ Cửa hàng Số 47C Chợ gốm làng cổ Bát Tràng

You may also like

Để lại một bình luận