KHOA TỬ VI “THẦN SẦU “ ĐỜI NHÀ TRẦN

Bởi chokienthuc

Gửi bài

gửi bởi Whitebear1 » 17:23, 17/06/12

KHOA TỬ VI THẦN SẦU ĐỜI NHÀ TRẦN


Giáo sư Trần Quang Đông
Chuyện kể trong sách Đông A di sự Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư đều là tay Tử vi giỏi Nguyễn Trãi, Lê Quí Đôn được truyền khoa Tử vi Truyện Đoàn Nhữ Hài và số mạng rất lạ. Các phái tử vi ở VN ngày nay. Các cao thủ tử vi: Nguyễn Mạnh Bảo, Song An Đỗ Văn Lưu, Nguyễn Phát Lộc, Hoàng Quân, Nguyễn Văn Y, Việt Viêm Tử, Vân Điền Thái Thứ Lang.

KHOA TỬ VI TẠI VIỆT NAM

Khoa Tử vi truyền sang VN vào năm Đinh Tỵ (1.257) niên hiệu Nguyên – Phong thứ 7 đời Trần. Quan nhà Tống không chịu lệ thuộc nhà Nguyên sang xin nội thuộc VN. Trong số này có Hoàng Bính mang 1200 người, tông thuộc xin theo vua Trần Thái Tôn. Hoàng Bính tiến cử con gái cho vua Trần, được phong là Huệ túc phu nhân. Hoàng Bính có mang theo hai bộ sách Tử vi rất quí giá, đó là bộ “Tử vi chính nghĩa” và bộ “Triệu Thị Minh thuyết Tử vi kinh”. Hoàng Bính truyền khoa Tử vi cho ba người: “Một là vua Trần Thái Tôn (như vậy vua Thái Tôn là con rể của Hoàng Bính) hai là Hưng Đạo Vương, ba là Huệ túc phu nhân. Nhưng trong đời Trần có rất nhiều nhà nghiên cứu Tử vi thành danh, hơn cả Hoàng Bính. Trong sách Đông A di sự kể lại những nhà nghiên cứu Tử vi đời Trần nổi tiếng là: Chiêu minh Vương Trần Quang Khải, Chiêu văn Vương Trần Nhật Duật, Hưng nhượng vương Trần Quốc Tảng (Xin đừng lầm với Hoài văn hầu Quốc Toản là người bóp bẹp quả cam), Nhân huệ vương Trần khánh Dư, và cháu nội Chiêu minh vương là Trần nguyên Đán. Các công trình nghiên cứu của họ Trần được chép thành bộ “Đông A di sự”. Đông A di sự là bộ sách chép tất cả những gì xẩy ra trong đời Trần, nhưng đến nay bị thất truyền, chỉ còn phần chép về Tử vi là còn lại, do con cháu nhà Trần lưu giữ (Chữ Đông với chữ A ghép thành chữ Trần).

Phần cuối cùng của sách có chép: Năm Ất Sửu, niên hiệu Xương phù thứ 9 (1386) quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán tính số Tử vi thấy Thái thượng Hoàng Nghệ Tôn có Vũ Phá thủ mệnh, coi người thân như cừu thù, coi kẻ ác như ruột gan chắc chắn sẽ nghe Lê Quí Ly mà giết vua Trần Đế Nghiễn, thấy Quí Ly có Tử Phá thủ mệnh tại Mùi, biết y sẽ cướp ngồi, và nhà Trần mất. Muốn bảo toàn lấy dòng giống, ông kết thông gia với Quí Ly, rồi bỏ quan về ở ẩn. ông sáng tác rất nhiều thơ, chép thành tập. Con rể ông là Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại ông là Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi sưu tập thơ của ông, chú giải đặt tên là Băng hồ thi tập (Băng Hồ là tên hiệu của Trần Nguyên Đán). Bài tựa Nguyễn Trãi viết nhan đề là Băng Hồ di sự lục.

Công phu nghiên cứu Tử vi của nhà Trần được truyền qua Nguyễn Trãi. Một số con cháu nhà Trần khi thấy Lê Quí Ly cướp ngôi, mai danh ẩn tích đổi họ, sống trong dân gian, nhờ vậy bộ Đông A di sự còn được lưu truyền đến ngày nay.

Trong bộ Đong A di sự, ngoài việc chép công trình nghiên cứu Tử vi, còn chép rất nhiều lá số của các danh nhân đời Trần. Căn cứ vào đây ta có thể biết rõ ngày sanh tử của các vị này

Chuyện Đoàn Nhữ Hài

Sau đây là một giai thoại về cuộc gặp gỡ giữa Đoàn Nhữ Hài và vua Trần Anh Tôn:

Đoàn Nhữ Hài là học trò trường Quốc Tử Giám. Vào niên hiệu Hưng Long thứ 7 đời Trần Anh Tôn (1299), tức năm Kỷ Sửu, Hài đúng 20 tuổi. Một hôm ra chùa Một Cột chơi, gặp thầy Tử vi. Hài xin xem giùm vận mạng. Thầy hỏi : – Cậu sinh năm nào? – Tôi tuổi Kỷ Mão, tháng 9 ngày mồng 1, giờ mão

Thầy bấm tay một lúc rồi nói : -Mệnh cậu lập tại mùi, xương, khúc, kình miếu địa thủ mệnh. Lại được Nhật mão, Nguyệt tại hợi tịnh minh chiếu, thêm cách giáp Quang, Quí. Đây là cách của đại thần phò tá Đế Vương. Năm nay Đại hạn của cậu ớ Tị có hình, tang, cơ, mã được nguyệt chiếu. Tiểu hạn ở thân, ngoại triều có tham vũ, tướng, quyền,lộc,tả,hữu tất thành đại hỉ sự, đại hỉ sự sẽ đến một cách bất ngờ. Khi cậu bị ngựa đá hoặc cắn thì là khi công danh tới đấy.

Hải mừng lắm, về chăm chỉ học, không ngờ trong cuộc thi tuyển chọn thí sinh để năm Giáp Thìn (1304) thi Thái học sinh (Tiến sĩ) bài của Hài bị đánh trượt vì ngông nghênh quá. Hài tức lắm, ra chùa Một cột tìm thầy tử vi để đập tráp vì tội nói láo. Nhưng thầy tử vi phân trần:

– Tôi chỉ nói năm nay cậu có hỉ sự, tôi đâu có nói cậu thi đậu? Đây tôi cho cậu biết: ngày 13-6 này cậu sẽ gần Thiên Tử. Tôi chỉ xin cậu một điều là khi cậu thành danh rồi thì….

– Nếu đúng như lời thầy thì tôi sẵn sàng nghe lời dạy bảo

– Thế thì tốt quá. Ngày 13-6 này cậu còn hoạnh phát Tài nữa. Vậy cậu phát bao nhiêu xin cho tôi một nửa. Sau này ở địa vị cực cao quí, cậu phải thương yêu muôn dân.

Hài đồng ý, về nhà. Đến đúng ngày 13- 6 không thấy gần vua như thầy Tử vi nói. Hài xách gậy đi tìm ông thầy đánh về tội nói láo. Trên đường đi, Hài bị một người cỡi ngựa đụng vào té văng dưới đất. Người đó vội xuống ngựa đỡ Hài dậy xin lỗi rối rít.

– Tôi đi vội quá lỡ đụng tiên sinh. Xin tiên sinh bỏ qua cho.

Hài nhìn người đó thấy mặc quần, áo lót đội mũ phía sau ra phía trước. Hài bên phải sang bên trái, coi vẻ hốt hoảng. Hài bực mình hỏi :

– Nhà ngươi đi đâu

– Tôi đi tìm cha tôi

Nguyên đó là nhà vua Trần Anh Tôn. Hôm đó vua uống rượu say mê mệt. Nhân tôn hoàng thượng bất thần về kinh, thấy con say, giận lắm để cây gậy thiên trượng lên mông nhà vua ngụ ý đánh đòn, rồi bảo các quan về Thiên Trường họp.

Lúc tỉnh rượu, Anh Tôn được cung nga, Thái giám kể lại, sợ quá chụp mũ đội lên đầu. Trong lúc vội vàng, mới đội phía sau ra phía trước, quên cả mặc áo ngoài, đá chân nọ sang chân kia và đụng phải Đoàn Nhữ Hài. Vua hỏi Hài :

– Tiên sinh là ai?

– Tôi là Đoàn Nhữ Hài, học trò trường Quốc Tử Giám. Tôi đang buồn vì thi trượt đây.

– Tiên sinh biết chữ chăng?

Hài bực tức : – Nhà ngươi điên chắc? Ta đã chuẩn bị thi Thái học sinh, thì phải thông Bách gia, Chư tử, Cửu lưu, Tam giáo, lẽ nào không biết chữ?

Vua Anh Tôn vẫn nhũn nhặn:
– Tiên sinh làm dùm ta bài biểu tạ tội với phụ hoàng ta, rồi ta bảo quan Quốc tử giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm Giáp thìn ta sẽ lấy tiên sinh đỗ trạng nguyên, như vậy được chăng?

Đoàn Nhữ Hài vẫn chưa biết là vua, quát lên :
– Nhà người điên chắc? Muốn rụng đầu chăng? Nhà ngươi có biết rằng chỉ có một người được phép lấy trạng nguyên không? Nhà ngươi là ai?

Vua Anh Tôn đáp : – Tôi là vua

Hài thất kinh hồn vía nhìn lại, quả nhiên thấy người ấy đội mũ thiên tử, chân đi hài bên thêu Long, bên thêu Phụng.Hài quỳ xuống tung hô vạn tuế và tạ tội. Gặp quan tuần Hoàng thành, vua sai lấy thêm ngựa cho Hài cỡi, lấy áo cho vua mặc rồi lên đường về Thiên Trường. Trên đường đi Hài làm bài biểu dài 2.200 chữ cho vua tạ tội. Thượng hoàng đọc bài biểu ấy, thấy lời văn hàm súc ý tứ cao thâm. Truyền tha tội cho Anh Tôn và gọi Hài vào hầu. Ngài nhìn qua Hài rồi nói :

– Trông tiên sinh dung quang khác lạ, chắc thế nào cũng là bậc văn thần sau này. Để bần tăng coi lại lá số tử vi cho tiên sinh xem. Hài trình niên canh bát tự. Thượng hoàng bấm tay xem qua mừng lắm :

– Ta đang lo không có một văn thần trẻ tuổi phò tá con ta. May gặp tiên sinh đây là người trung liệt, văn mô vũ lược, chí tả, tâm hùng đáng là bậc đại thần vậy.

Hài trình việc gặp thầy Tử vi ở chùa Một cột Thăng Long. Thượng Hoàng cười bảo Hài : – Khoa Tử vi do Hoàng Bính tiên sinh truyền chó Thái Tông nhà ta. Con gái người là Hoàng Thái Phi truyền cho bần tăng.Còn thượng phụ cũng được người truyền (thượng phụ tức là đức thánh Trần). Thượng Phụ truyền cho Hưng Nhượng Vương. Hưng Nhượng Vương sau khi bình thát đát, xuất gia đạo hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Chính bần tăng là đệ tử của ngài Tuệ Trung. Người xem tử vi cho tiên sinh là ngài Tuệ Trung đấy.

Hài than dài: – Không biết thân có ân phước gì mà gặp toàn những bậc Thánh chúa, Thánh tăng chỉ đường, chỉ lối vậy?

Thượng hoàng nói : -Chẳng qua là số.Số tiên sinh cung nô có Tham,Hồng,Đào,Quyền,Tả nên gặp may, duyên kỳ ngộ mà gặp chúa. (Trích Đông A di sự)

Khi nhà Hổ cướp ngôi, con cháu nhà Trần ẩn tích mai danh, cải họ, phiêu bạt tứ phương. Quân Minh sang đánh nhà Hồ chở hết sách vở về Kim lăng trong đó có bộ Đông A di sự. Duy có bộ Đông A di sự của con cháu Hưng nhượng Vương Trần Quốc Tảng (Con thứ hai đức Thánh Trần) nhờ xuất gia nên còn lưu lại trong cửa Thiền được, truyền đến nay. Một bộ nữa do Băng Hổ Tướng công Trần Nguyên Đán truyền cho cháu ngoại là Nguyễn Trãi. Sau khi xẩy ra cái án Thị Lộ, bộ trên thất truyền. Suốt trong thời Hậu Lê, con cháu nhà Trần không giám xuất hiện vì bị nhà Lê nghi ngờ trung hưng Trần Triều vì vậy khoa Tử vi lại trở thành bí truyền.

Mãi tới đời nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), lại tìm được sách của người Trung Hoa trong phái Hà Lạc, về nghiên cứu, Khoa Tử vi phổ thông từ đấy. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông cả Thiên văn, Địa lý, Bói dịch nên khoa Tử vi của ông nghiên cứu thiên về Bói dịch nhiều quá, nhiều hơn cả khoa Tử vi của phái HÀ Lạc nữa.

Đời Lê – Trịnh, ông Lê Quí Đôn (1726-1784), đậu Bảng nhãn năm 29 tuổi. Năm 1760 ông được sung chức Phó sứ, sang Trung Hoa. Bấy giờ nhằm niên hiệu Càn Long thứ 25, thời gian này là lúc vua Càn Long chưa thống nhất các môn phái Tử vi. ông Lê Quí Đôn giao du với các danh sĩ Trung Hoa, được phái âm Dương cho bộ “Tử vi âm Dương Chính nghĩa Kinh, Bắc tông”. Trở về ông nghiên cứu, truyền bá trong dân gian. ông là một nhà bác học đa năng, nên công cuộc nghiên cứu của ông rất giá trị, hiện còn lưu truyền.

Có chương trình sửa lỗi từ đấy .

You may also like

Để lại một bình luận