Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão của hàng hóa nói chung và trao đổi hàng hóa nói riêng đã kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng lên nhanh chóng. Để giải quyết nhu cầu trao đổi, vận chuyển hàng hóa, hiện nay phương tiện vận chuyển hàng hóa đang ngày càng đa dạng hóa từ phương tiện nhỏ đến lớn, từ đường bộ, đường biển đến đường hàng không. Tuy nhiên với yêu cầu có thể vận chuyển số lượng hàng hóa lớn đồng thời phải tiết kiệm thì xe tải vận chuyển là sự lựa chọn thuận tiện và tối ưu nhất.Vậy trên thị trường hiện có các loại xe tải vận chuyển phổ biến nào? Đâu sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp ? Bài viết dưới đây của Vận tải AnzEn sẽ giúp các bạn nắm bắt khái quát được điều đó.
Contents
1. Phân loại các loại xe tải chở hàng hiện nay
1.1 Phân loại xe chở hàng theo động cơ sử dụng nguyên liệu của xe
1.1.1 Xe tải chở hàng dùng động cơ xăng
Đây là loại xe tải chở hàng được dùng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Các xe tải thuộc loại này đều được sử dụng bằng động cơ xăng. Thông thường các xe tải chở hàng dạng trung và nhẹ sẽ sử dụng động cơ xăng này.

viết sao được
Ưu điểm thường thấy của xe tải chở hàng dùng động cơ xăng là có thể vận hành mượt mà, tiết kiệm thời gian vận chuyển nhờ khả năng tăng tốc tốt của động cơ xăng.
Bên cạnh ưu điểm thì xe tải chở hàng dùng động cơ xăng cũng có một số nhược điểm cần lưu ý là khả năng tiết kiệm nhiên liệu của loại xe chở hàng này sẽ không được cao vì bên cạnh khả năng tăng tốc nhanh của nó thì sẽ là sự đốt cháy nhiên liệu nhiều. Do đó việc lựa chọn xe tải chở hàng dùng động cơ xăng cần cân nhắc đến chi phí nhiên liệu khi giá nhiên liệu xăng đang ngày càng tăng.
Với một số ưu nhược điểm được liệt kê ở trên loại xe tải này sẽ phù hợp trong một số trường hợp sau:
- Hàng hóa với khối lượng vừa hoặc không quá lớn
- Nhu cầu sử dụng chở hàng đi đường ngắn hoặc trong nội thành
1.1.2 Xe tải chở hàng dùng động cơ dầu.
Những xe tải chở hàng dùng động cơ dầu phổ biến hiện nay thường là xe có trọng tải lớn như container.

Xe tải chở hàng dùng động cơ dầu
Ưu điểm của xe tải chở hàng dùng động cơ dầu phải kể đến trước hết là chở được số lượng hàng hóa lớn. Do đó có thể tiết kiệm chi phí thuê nhiều xe để chở hàng hóa có số lượng lớn. Đồng thời việc dùng động cơ dầu giúp tiết kiệm được nhiên liệu hơn cũng như an toàn hơn so với xe tải chở hàng dùng động cơ xăng.
Nhược điểm chủ yếu khi sử dụng xe tải chở hàng dùng động cơ dầu là chi phí sửa chữa thường sẽ cao hơn nhiều vì loại xe lớn và khả năng tăng tốc chậm.
Với những ưu nhược điểm được đề cập ở trên, xe tải chở hàng dùng động cơ xăng sẽ phù hợp trong một số trường hợp sau:
- Nhu cầu chở số lượng hàng hóa lớn trở lên
- Di chuyển trong quãng đường xa, có thể là ngoại thành
1.2 Phân loại xe tải chở hàng theo kích cỡ trọng tải.
1.2.1 Xe tải chở hàng hạng nhẹ.

Xe tải chở hàng hàng nhẹ
Những xe tải chở hàng có trọng tải dưới 5 tấn thường được gọi là xe tải chở hàng hạng nhẹ. Do kích thước và trọng tải vừa và nhỏ nên loại xe này thường có ưu điểm trong việc di chuyển một cách linh hoạt và dễ dàng. Các xe tải chở hàng hạng nhẹ sẽ dễ dàng di chuyển ở nhiều loại đường, đặc biệt là những con đường nhỏ.
Xe tải chở hàng hạng nhẹ vì thế sẽ phù hợp cho việc vận chuyển hàng hóa có khối lượng vừa và nhỏ, là sự lựa chọn tối ưu cho nhu cầu chuyển phát nhanh, chuyển nhà, vận chuyển thực phẩm, hàng nội thất,…
1.2.2 Xe tải chở hàng hạng trung.

Xe tải chở hàng hạng trung
Những xe hải chở hàng có trọng tải dưới 15 tấn thường được gọi là xe tải chở hàng hạng trung. Loại này kích thước xe tải chở hàng sẽ lớn hơn nhiều so với hạng nhẹ vì khối lượng hàng hóa lớn.
Xe tải chở hàng hạng trung sẽ thích hợp cho những chuyến chở hàng đường dài, liên tỉnh và có trọng lượng hàng hóa vừa hoặc lớn hay dành cho việc vận chuyển máy móc công nghiệp.
1.2.3 Xe tải chở hàng hạng nặng

Xe tải chở hàng hạng nặng
Những xe tải chở hàng có trọng tải lên tới 40 tấn thường được gọi là xe tải chở hàng hạng nặng.
Loại xe này thường được dùng cho việc vận chuyển hàng hóa có khối lượng cực lớn, cồng kềnh khó vận chuyển và phải vận chuyển đường dài, liên tỉnh.
1.2.4 Xe tải chở hàng siêu trọng.

Xe tải chở hàng siêu trọng
Đây là loại xe tải chở hàng hóa với khối lượng cực nặng, có thể lên tới hàng trăm tấn và thường được sủ dụng bởi các doanh nghiệp lớn. So với các loại xe tải chở hàng nêu ở trên, xe tải chở hàng siêu trọng thường ít xuất hiện hơn. Để lưu chuyển hàng hóa bằng loại xe này cần rất nhiều loại giấy tờ khá phức tạp.
2. Một số thông số kỹ thuật cần lưu ý khi chọn loại xe tải chở hàng thích hợp.
Việc nắm rõ các thông số kỹ thuật các loại xe tải là điều cần thiết, tất yếu để cá nhân hay doanh nghiệp đối chiếu với như cầu sử dụng để chọn loại xe tải chở hàng phù hợp. Chọn được loại xe tải chở hàng phù hợp sẽ tiết kiệm thêm được nhiều chi phí trong việc vận chuyển từ đó ổn định giá thành sản phẩm và nâng cao doanh thu.
Nhắc đến một số thông số kỹ thuật của xe tải chở hàng, nếu không nắm rõ thường chúng ta sẽ có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm: trọng lượng xe và tải trọng của xe.
Trọng lượng xe ở đây được hiểu là trọng lượng của xe khi được cân mà chưa có hàng. Còn tải trọng của xe là đã bao gồm hàng hóa (tối đa theo khuyến nghị của nhà sản xuất) và trọng lượng của xe tải. Phân biệt được hai khái niệm này sẽ giúp bạn giảm nhầm lẫn và hạn chế sai sót khi lựa chọn xe phù hợp với như cầu của mình.
Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật (tham khảo) của các loại xe tải chở hàng phổ biến hiện nay
STT | Trọng lượng xe | Kích thước thùng hàng (mm) | Tải trọng tối đa theo khuyến nghị | |||
DÀI | RỘNG | CAO | ||||
1 | Xe tải 0.5 tấn | 2,000 | 1,380 | 1,200 | 1 tấn | |
2 | Xe tải 1 tấn | 3,400 | 1,700 | 1,500 | 2,1 tấn | |
3 | Xe tải 1,5 tấn | 4,310 | 1,800 | 1700 | 3,15 tấn | |
4 | Xe tải 2 tấn | 4,310 | 1,800 | 1700 | 4,2 tấn | |
5 | Xe tải 2,5 tấn | 4,350 | 1,800 | 1,700 | 5,25 tấn | |
6 | Xe tải 3,5 tấn | 4,700 | 1,900 | 1,800 | 8 tấn | |
7 | Xe tải 5 tấn | 6,200 | 2,000 | 2,000 | 10 tấn | |
8 | Xe tải 6,5tấn | 6,200 | 2,000 | 2,000 | 12 tấn | |
9 | Xe tải 8 tấn | 8,500 | 2,350 | 2,700 | 15 tấn | |
10 | Xe tải 9,5 tấn | 8,500 | 2,350 | 2,700 | 20 tấn | |
11 | Xe tải 11 tấn | 9,500 | 2,350 | 2,700 | 23 tấn | |
12 | Xe tải 13tấn | 9,500 | 2,350 | 2,700 | 27 tấn | |
13 | Xe tải 15 tấn | 9,500 | 2,350 | 2,700 | 30 tấn | |
14 | Xe tải 16,5 tấn | 9,500 | 2,350 | 2,700 | 34 tấn | |
15 | Xe tải 18 tấn | 10,200 | 2,350 | 2700 | 37 tấn | |
16 | Xe tải 20 tấn | 10,200 | 2,350 | 2700 | 40 tấn | |
17 | Xe tải 22 tấn | 10,200 | 2,350 | 2700 | 45 tấn | |
18 | Xe tải 23,5 tấn | 10,200 | 2,350 | 2700 | 49 tấn | |
19 | Xe tải 25 tấn | 10,200 | 2,350 | 2700 | 52 tấn | |
20 | Xe tải 26,5 tấn | 10,200 | 2,350 | 2700 | 55 tấn | |
21 | Xe tải 28 tấn | 10,200 | 2,350 | 2700 | 58 tấn | |
22 | Xe tải 30 tấn | 11,000 | 2,400 | 2700 | 62 tấn | |
23 | Xe tải 31,5 tấn | 11,000 | 2,400 | 2800 | 65 tấn | |
24 | Xe tải 33 tấn | 11,000 | 2,400 | 2800 | 69 tấn | |
25 | Xe tải 35,5 ấn | 11,000 | 2,400 | 2800 | 74 tấn | |
26 | Xe tải 37 tấn | 11,000 | 2,400 | 2800 | 77 tấn | |
28 | Xe tải 40 tấn | 12,000 | 2,400 | 2900 | 84 tấn | |
29 | Xe tải 43,5 tấn | 12,000 | 2,400 | 2900 | 90 tấn | |
30 | Xe tải 45 tấn | 12,000 | 2,400 | 2900 | 94,5 tấn | |
31 | Xe tải 46,5 tấn | 12,000 | 2,400 | 2900 | 97 tấn | |
32 | Xe tải 48,5 tấn | 12,000 | 2,400 | 2900 | 100 tấn | |
33 | Xe tải 50 tấn | 12,000 | 2,400 | 2900 | 105 tấn | |
36 | Xe tải 55,5 tấn | 12,000 | 2,400 | 2900 | 116,5 tấn | |
37 | Xe tải 57 tấn | 12,000 | 2,400 | 2900 | 119 tấn | |
38 | Xe tải 60 tấn | 14,000 | 2,400 | 2800 | 126 tấn | |
40 | Xe tải 63 tấn | 14,000 | 2,400 | 2800 | 132 tấn | |
41 | Xe tải 65,5tấn | 14,000 | 2,400 | 2800 | 137,5 tấn | |
43 | Xe tải 70 tấn | 14,000 | 2,400 | 2800 | 147 tấn | |
Trên đây là bài viết phân loại các loại xe tải chở hàng phổ biến hiện nay cùng với những thông số kỹ thuật đi kèm mà cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo để lựa chọn được loại xe tải chở hàng phù hợp. Hy vọng bài viết của Vận tải AnzEn sẽ mang lại thông tin bổ ích cho bạn.